Tiếp chủ đề bàn luận của các mẹ về vấn đề dạy con ứng xử trong cuộc sống

Tiếp chủ đề lần trước các bạn theo dõi ở link này: Bàn luận về chủ đề cách dạy trẻ con ở Nhật khó áp dụng vào thực tế Việt Nam.
Chị cũng có quan điểm như em, bên cạnh đấy cũng có 1 số ý kiến như:
-bạn/ em tranh giành đồ chơi con có thể nói cho bạn/ em cùng chơi, nếu bạn/ em ok cả 2 cùng chơi vui vẻ. Còn trường hợp bạn/ em ko đồng ý hoặc thậm chí đánh, ăn vạ để đòi bằng đc đồ chơi của mình thì: con có thể mách cô giáo/ ông bà/ bố mẹ/ ng lớn hơn tuổi, chỉ có điều Vn mình luôn quan điểm là anh/ chị buộc phải nhường em, chị ko nhất trí lắm quan điểm đó, vdu lần 1 có thể nhường, lần 2 con đang chơi đồ chơi khác bạn/ em vẫn đòi bằng đc con có quyền mách hoặc ko đc thì con có quyền giữ đồ chơi của mình... Lúc này ng lớn cũng ko nên can thiệp vào qdinh của trẻ, để trẻ hiểu đc bản năng tự vệ và những gì thuộc về mình phải biết giữ. Đây là việc nhỏ, lớn lên bé vẫn quan điểm nhường nhịn sau con ra XH thành bản năng như vậy sẽ rất khó cho con.

Bản thân bạn nhà chị hồi đầu về Việt Nam điển hình cứ ra công viên chơi, con theo thói quen xếp hàng chờ đến lượt, chờ hoài mới đến lượt mình, vừa định leo lên cầu trượt có 2-3 bạn khác chen lấn lên, thậm chí có 1 bạn còn cho chân qua đầu con để vượt lên trượt trước, văn hoá xếp hàng đúng là phù hợp với Nhật, nhưng với Việt Nam mình thì đúng là rất khó nói. Có lẽ nhân tố bên trong gđ sẽ là yếu tố qdinh trong mọi vấn đề về nhân cách của con.
Tớ dạy con, bạn đang chơi nếu con muon chơi thì con hỏi mượn, bạn cho mượn thì con chơi,bạn k cho mượn thì con đi chơi cái khác không dành đồ chơi vs bạn, con tớ 23 tháng, bé có hỏi mượn nhưng chị k cho, mẹ kêu con đi chơi cái khâc đi, ảnh k chịu thế là ảnh nhào vô lấy, cái chị kia 4-5 tuổi rồi, dành hết đồ chơi lắp ghép chị lắp lên tòa nhà, toàn bộ các miếng ghép chị đều lấy hết, không cho ai chơi cùng, ai vô lấy là chị đánh chị hét, con mình cũng không ngoại lệ, bị chị hét lên rồi đánh cái bốp lên đầu thằng bé rõ to. Bé nhà mình đau khóc lắm, mẹ đứng đấy mà k kịp trở tay luôn. Tớ ôm con dỗ dành và nói cho con hiểu, còn bé kia mình nói con phải chia sẻ đồ chơi vs bạn bè, cho các bạn chơi chung vs chứ, nếu con không muốn thì con nói đàng hoàng sao lại đánh em, mà cái mặt nó cứ trơ ra ý, cau mày rồi cứ chăm chăm ôm đống đồ chơi. Tớ bó tay luôn đó.
Thực ra không phải sợ con bị thiệt, mà là e ngại con sẽ không biết/ không dám mạnh mẽ khi cần.
Dĩ nhiên còn tuỳ vào tính cách của con để lựa. Nếu con đã sẵn tính hiếu chiến, thì lại không cần cổ vũ thêm. Còn nếu con là đứa trẻ nhút nhát, thì cũng cần hướng cho con biết thể hiện chính kiến và cả sức mạnh (nếu cần).
Tớ bị vướng đây này, Burin nhà tớ cực lành, nói theo kiểu VN là hiền quá bị ăn hiếp, nhưng từ bé tớ đã dạy con nhẹ nhàng tình cảm, bây giờ khi đi học bị bạn đánh bạn xô, bạn dùng lời lẽ ko hay đã mách cô nhìu lần, thậm chí phụ huynh phản ánh với cô, kết quả còn bị cô bật lại, tớ đành phải dạy con tự vệ, khi cô giáo ko giải quyết (dù đã nói cô) mình phải giải quyết thôi, mặc dù tớ cũng ko thích cách này, nhưng biết làm sao đc
Nhưng mà lý thuyết vậy thôi, dẫn dắt để trẻ làm như mình gợi ý không ngon như ăn kẹo thế.
Em được 1 cô hiệu trưởng trường mần non tư vấn: ở trường này nếu con bị bạn đánh sẽ được cô cho đánh lại, bị cắn cô cho cắn lại. Như vậy mới rút kinh nghiệm và ko dám đánh bạn. Em nghe hú hồn Kể về vụ cắn, con mình hồi mọc răng hay cắn mình, mình nói con cắn làm mẹ đau đấy, con thử tự cắn vào tay con xem có đau k? Bé cắn nhẹ, mình kêu con cắn mạnh lên, cắn xong mình hỏi con có đau k? Bé nói có, đấy con thấy khi bị cắn là sẽ đau nên lần sau con đừng cắn mẹ và đừng cắn bất kì ai nha. Vậy mà lần 2 lần 3 vẫn cắn mình, lần nào mình cũng lặp lại cách nói như trên. Và sau lần 3 đó là bé k bao h cắn mình nữa, và cũng k cắn bất kì ai cho tới bây h, hiện bé mình dc 23 tháng. Nhưng cái cách cô giáo làm như bạn nói thì ăn miếng trả miếng nhỉ, mình thấy cách này k hợp lý lắm, kỉu như kiu tụi nhỏ đánh nhau. Dùng nấm đấm giải quyết vấn đề? Tại sao k dùng lời nói hay hơn nhỉ.
Bé nhà em đang học ở Tsubaki. Con rất hiếu động, nghịch ngợm nhưng mới chuyển tới hơn 2 tháng nên chưa hòa nhập đc với các bạn, thường con vẫn chơi 1 mình.
(Xin mời các mẹ vào blog dạy chữ đẹp cho trẻ em để theo dõi các bài viết hay hữu ích nhé)
Con ở lớp có 2 vấn đề là hay giật đồ mà bạn đang cầm và uống nước phun lung tung, có hôm phun ướt áo bạn. Và con thường xuyên bị 1 bạn trong lớp đánh, lấy cốc đập vào đầu, xô đẩy con ngã; và con không bao giờ phản kháng hay đánh lại. Bản thân em không cổ súy việc con bị đánh thì đánh lại bạn nhưng con ai ở nhà cũng là vàng bạc, con bị bạn đánh thì bố mẹ cũng không thể lờ đi được. Em cảm thấy nguyên nhân con bị đánh bắt nguồn từ cả sự nghịch ngợm của con và cả việc con không bao giờ phản kháng, nhưng ngoài việc báo cô giáo, nhờ cô sát sao hơn cũng như răn dạy con không giật đồ chơi của bạn, không phun nước vào bạn thì cũng chưa biết có cách nào chắc chắn mang lại hiệu quả cao hơn. Chị có lời khuyên nào cho em không ạ?
Với trường hợp của Gôm là còn quá bé để có thể giải thích hết được nên như thế nào, hiện tại con mới chỉ làm theo bản năng :). Nên có lẽ với Gôm vẫn là cần sự giám sát. Như anh Bon lớn hẳn thì sẽ là bài học " tự chịu trách nhiệm"
Vd: nếu là 2 bên cùng gây ra thì 2 bên cùng phải chịu đau.
Nếu là bạn gây sự thì sẽ tự giải quyết nếu các bạn vẫn cứ thích chơi với nhau thì " nếu con cảm thấy chơi với bạn mà bị đau và ấm ức thì con có quyền không chơi nữa và cũng nói với bạn như vậy ^^" . Và có vẻ anh Bon cũng áp dụng đc khá tốt giờ không thấy chiến tích mấy hehe.
Mình đồng ý cách gq vấn đề 2 nhưng k đồng ý cách giải quyết vấn đề 1. Mình nghĩ dạy con tránh thái độ tức giận của người khác sẽ hay hơn và sau này khi con lớn hơn mình sẽ dạy con những bài học phù hợp.
vấn đề 1: Bạn nói làm tớ liên tưởng tới 2 người trong 1 mối quan hệ yêu đương. Nếu để nó đánh 1 lần nó sẽ tiếp tục đánh. Không đánh lại nhưng phải có phản ứng thật gay gắt (với bạn) và bỏ luôn (người yêu/chồng/vợ). Nhịn 1 lần chả giải quyết đc chuyện gì trong cả 2 trường hợp, chỉ tổ bị đánh thêm. Vấn đề 2 thì nếu nhường kiểu đấy thì mình sẽ chẳng có gì chơi. Cái này chắc phải do cô giáo điều tiết. Còn sau này đi thi vào ĐH hoặc đi xin việc thì suất đó chính là món đồ chơi, mình đỗ thì người khác phải trượt. Vậy mình có muốn trượt để nhường người khác đỗ? Có khi cô giáo tổ chức cuộc thi đếm số giải thưởng là thời gian chơi món đồ yêu thích cũng nên.

T đồng tình với ý quan điểm bạn Chinh! Ngày t mới về Việt Nam, t đứng xếp hàng (ji đó ở cửa hành chính chờ tới lượt), trong khi những người khác thì toàn chen và rồi phát hiện ra là mình đang làm 1 chuyện ngớ ngẩn! Tuy nhiên, cung có nhiều chỗ chỗ họ xếp hàng thực sự nghiêm túc thật thì ca mình và mọi ng đều phải Follow theo!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Scroll to top