Xin bàn luận tiêp chủ đề mà nhóm gia sư luyện chữ đẹp tại nhà Hà Nội đã chia sẻ ở những bài đăng trước.
Hôm trước mình có chia sẻ với mọi người rằng khác biệt rất lớn mà người Nhật dạy trẻ trong cách ứng xử, cũng như bản thân họ ứng xử với nhau là luôn nhường người khác trước 1 bước, luôn suy nghĩ cho người xung quanh. Nhưng ở VN thì hơi khác nên không thể đem điều này để dạy con trẻ VN được.Ví dụ ở VN:
1. Nếu đứa nào đánh con thì con phải đánh lại
2. Nếu chọn đồ chơi hãy nhanh chân chọn đồ chơi đẹp nhất
Vì nếu mình không đánh lại thì con sẽ bị bắt nạt, về sau yếu đuối nhút nhát. Vì nếu con không chọn thì con chỉ có thiệt.
Thực sự mình cũng bối rối trước suy nghĩ này. Vì nó không sai, nhưng cá nhân mình thì thấy cũng không đúng.
Với trường hợp số 1 thì mình dạy Bon. Nếu bạn ấy là người có cùng môi trường giáo dục gia đinh với Bon thì thay vì dùng nắm đấm, hãy nói cho bạn biết cảm xúc của con để cả hai giải quyết. Còn nếu là một bạn ưa bạo lực, đánh con lần đầu con có thể bỏ qua hoặc gọi người lớn can thiệp, nhưng đánh con nhiều lần hay bắt nạt con thì con có thể đánh lại để tự vệ. Vì đơn giản là ở VN mỗi nhà mỗi kiểu dạy con chứ không có sự đồng nhất trong cách dạy con, ở bên này dạy tiếng Nhật cho trẻ cũng rất có quy tắc mà mọi người tuân theo vì thế tùy cơ ứng biến, tùy từng trường hợp mà mình đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma phải mặc áo giấy. Mình sẽ chơi cùng những gia đình có chung quan điểm giáo dục với mình, nhưng bên ngoài xã hội chúng ta không thể chọn bạn cho chính mình được phải không ạ.
Có ai chọn cách ứng xử như mình không ạ.
Với trường hợp 2 thì mình dạy con hãy nhường người khác trước, mình có thể chọn phần thiệt một chút cũng được. Đồ tốt nhất, đẹp nhất chưa chắc đã phải là thứ phù hợp với con nhất. Quan trọng là con học cách nâng niu với chúng, vì mỗi món đồ đều có sứ mệnh riêng khi nó đến với thế giới này. (Thế nên mình hay chọn đồ theo cảm tính, yêu từ cái nhìn đầu tiên yêu đi. Giống như mình đã yêu chồng mình hihi)
Về VN mình còn nhiều cái khá bỡ ngỡ. Ai có cách ứng xử khác xin chia sẻ cho mình biết với nhé.
Ý kiến của các thành viên nhóm dạy trẻ.
Ở Nhật , phần đông trẻ được sống và học tạp trong sự yêu thương, tôn trọng và nhường nhịn lẫn nhau.. Đại đa số trẻ đều biết cách ứng xử hài hòa. Nhưng ở Vn, khi xã hội là muôn màu, môic gd là một kiểu giáo dục. Ôn đới có bạo lực có. Vậy nên thật là khó cho mẹ Bon rồi. Em thì thế này : 1. Đồ chơi. Dạy con cùng chia sẻ. Không nhất thiết phải nhường nhưng bạn cùng chơi cũng k được giành quyền. dạy con chơi cùng bạn. Cùng khám phá, cùng nhau cầm đồ chơi và cùng chơi.. 2. Đánh bạn- Bạn đánh. Bạn nhà em 4t đi học bị bạn đánh..Em bảo: Con mách cô, nhờ cô giai quyết. Lần sau vẫn bị đánh. Em bảo: Con tự vệ. Bạn không được đánh tớ!. Lần nữa còn đánh, e gặp cả 2 bé. nhẹ nhàng với bạn của con rằng các con chơi với nhau thì yêu thương nhau, không gây gổ.
Vấn đề này có thể thảo luận cả buổi được đấy e nhỉ? Hihi. Dạy con ntn là phù hợp, vừa để con k thiệt thòi, vừa để con học được bản lĩnh, k mất niềm tin, k mất phương hướng. Kinh nghiệm của c với con chị. C dạy con chị: tuỳ thuộc vào bị đánh nặng hay chỉ nhẹ thôi, nếu nhẹ thôi, thì phải nói với bạn bạn k được đánh tớ. Sau đó phải nói với mẹ để bố mẹ bàn với con cách phù hợp. Lần đầu bạn í nói chuyện với c về việc bị bạn đánh, c hỏi con, bây giờ con muốn bố mẹ làm gì? Mẹ có các cách sau: mẹ nhờ cô nói chuyện với bạn, mẹ nói chuyện với bố mẹ bạn í; mẹ nói chuyện với bạn í. Và cô bé bảo k cần đâu mẹ ạ, con kể cho mẹ thôi. Bạn í đánh nhẹ, con đã bảo với bạn í là tớ k chơi với cậu nữa. Lần sau, bạn í lại bị bạn kia đánh, bạn í kể cho mẹ, mẹ lại hỏi như trên, bạn í đồng ý nói chuyện với bố mẹ. Sau khi nói chuyện với bố mẹ bạn kia, mẹ bạn đưa bạn đến nhà xin lỗi. Được 1 thời gian lại bị tiếp. Lúc này mẹ làm gì? C đã bảo con con cần tự vệ. C quan điểm, mọi lý thuyết đều là màu xám. Thực tế muôn hình vạn trạng, và phản ứng xử lý của con ngay lúc đó rất quan trọng. Khi trưởng thành, Mình nhân văn với người k hiểu đạo lý, rốt cuộc chờ để được phán xử bởi đạo lý thì mình đã bị thương tật rồi. Còn muốn con mình làm tn để tránh, c quyết tâm cho con học võ. Học võ k phải để đánh nhau, học là để biết cách tự vệ, học võ gồm cả học đạo. Song song với dạy con tính nhân văn, phải dạy con tính đấu tranh. VN mình liệu có giành được độc lập nếu k đi theo con đường nói thẳng ra là bạo lực cách mạng? Cái gì cũng có 2 mặt cả, quan trọng chúng ta luôn ở bên con, hướng dẫn con và nhắc nhở con giới hạn ở đâu, như nào đúng như nào sai, để con biết con luôn có bố mẹ là bạn, để chia sẻ và để giải quyết vấn đề của con.
1. Ko đánh lại. Nhưng cần biết chống cự. Bỏ chạy. Kêu cứu... tuỳ tình huống. Biết tránh ko rơi vào trg hợp đó lần nữa. Biết tránh người có nguy cơ.
2. Always enough - đặt con vào những chỗ môi trường tốt, luôn có đủ (đồ ăn, sách, đồ chơi...) cho mọi người. không tranh giành mà chọn thứ khác. Khi nào bạn chán tự khắc có thể chơi. Ở nhà 2 anh em tranh nhau thì chị sẽ lấy thêm 1 món đồ khác hấp dẫn hơn và thoả thuận sau đó sẽ đổi ngược lại. Ở lớp Montessori thì luôn có nhiều hoạt động để lựa chọn.
Trường hợp ko có đủ, trẻ phải tự thoả thuận, thương lượng, thậm chí đổi chác: như mang kẹo sang tặng hàng xóm để đc chơi con cánh cam một lúc. Nhưng cái này cũng giống như ngoài xã hội thôi, để con tự va chạm, có thể đề xuất vài phương án cho con lựa chọn.
Hồi con mới đi học, thường hay đánh các bạn như kiểu tự vệ, e dạy con không được đánh bạn, vì em cực lực ghét bạo lực, e dặn con nói "không được" và dời khỏi nơi bị đánh , nếu bạn tiếp tục đánh thì mách cô. Nhưng dường như lâu dần, cho đến hiện tại, con em rất hay có vết thương :( Cháu đi học về vết cào xước, bị cắn, bị thâm tím khi mẹ hỏi thì đa phần con nói "con không chơi với bạn đó nữa", em có trao đổi với cô giáo thì cô nói không có, hoặc nếu có thì cô giáo có phạt bạn kia nhưng vẫn bị tình trạng kia tiếp diễn. Nhiều lúc em cứ nghĩ lại không biết mình dạy con không được đánh bạn là sai hay không, rất xót con nhưng không muốn con sử dụng bạo lực Đúng là ở VN trẻ con thường được dạy theo 2 điều bạn nói và mỗi nhà 1 cách giáo dục khác nhau.
Bé nhà mình được dạy: những thứ không phải của mình thì tuyệt đối không được đụng vào; nếu muốn con phải xin phép, bạn cho mượn con mới được chơi.
Đồ của con mà bạn giật con tự đi trao đổi để lấy lại hoặc cho bạn mượn con còn nhiều thứ khác để chơi hơn,...
Những việc con tự làm được thì không nên phiền người khác giúp.
Khi con bị đánh mình để bé tự ứng xử: bé có thể im lặng hoặc khi bạn quá đáng quá, lặp lại hành động nh lần bé cũng tự vệ như cắn lại mình để bé tự quyết định hành vi ntn. Sau đó cũng dặn bé: bạn hay đánh con thì lần sau con đứng xa bạn ra
Đồ chơi thì mình để bé tự lựa chọn theo cách của bé: không chơi món này thì chơi món khác, có rất nhiều lựa chọn, không có thứ nào là quan trọng nhất, tốt nhất cả
Kết quả: bé nhà mình 20th rất hiểu chuyện, biết cách cư xử, biết nhường nhịn nhưng cũng phản kháng khi cần
Tuy nhiên, nh khi nhìn thấy con bị bắt nạt mình cứ tội tội. Ch hàng xóm (mẹ cậu bé hay bắt nạt bạn nhà mình) nói: em dạy con thế sau ra đời nó thiệt thòi. Mình đã rất băn khoăn và hỏi chồng nhiều lần: liệu e dạy con thế có đúng không? Có sợ con thua thiệt không?
Nhưng chồng mình bảo: chưa gì đã sợ thua thiệt mà nếu thua thiệt 1 tí cũng có sao. Ai cũng đòi làm số 1 thì ai làm số 2....
Và đương nhiên giờ mình vẫn giữ vững lập trường dạy con như thế.
Xin theo dõi thường xuyên các bài viết ở blog gia sư luyện chữ đẹp tại nhà Hà Nội nhé
0 nhận xét:
Đăng nhận xét