Nhiều phụ huynh ủng hộ cho con đi học luyện chữ đẹp

Tất tả dắt cháu nội vào lớp gia sư luyện chữ đẹp trên phố Vọng Hà (Hà Nội), bà Lê Thùy Vân (58 tuổi) thở phào vì đã kịp đăng ký một suất vào lớp học vừa kín chỗ. Bà kể, ba đứa cháu đều được đi học trước khi vào lớp 1. Ngày đầu tiên đi học, đứa cháu lớn nhất (đang học lớp 3 trường quốc tế) đã gây ấn tượng tốt với giáo viên vì khả năng nhận mặt chữ đâu ra đấy.

"Học trước nhiều cái lợi lắm, cháu nhà tôi luôn ở top đầu trong lớp", bà Vân nói. Trước khi cháu ngoại Gia Bảo năm nay vào lớp 1, bà lại cho rèn chữ trước với tâm lý: "Nhiều trường học bây giờ, luyện chữ đẹp là yêu cầu quan trọng, học sinh không đáp ứng được cô giáo cho điểm kém ngay. Mà thua kém bạn bè thì lại bị chế giễu, mất tự tin".


Chị Giang cho hay: "Áp lực học hành khiến các con cực quá, tôi muốn bỏ yêu cầu luyện chữ đẹp cho các con đỡ phần gánh nặng. Quan điểm của tôi là không cần viết chữ đẹp, chỉ cần chữ dễ nhìn là được". Trong khi đó, đã 7 tuổi nhưng Thảo Nguyên chưa học lớp 1. Theo lời chị Đào Ngân Giang (42 tuổi, mẹ Nguyên) thì cháu khó tập trung khi ngồi vào bàn học, thường xuyên quay ngang quay ngửa. Biết con khó đáp ứng yêu cầu của giáo viên khi năm học mới bắt đầu, chị cho con đến lớp rèn chữ đẹp với mục đích học cách "ngồi đúng tư thế" và "biết được chữ nào hay chữ ấy".

Rồi chị lý giải, làm điều hành công ty du lịch chị thấy nhiều người nước ngoài viết chữ xấu tệ nhưng thao tác làm việc rất nhanh gọn, trong khi người Việt Nam gia sư luyện viết chữ đẹp thua xa về nhiều khoản.

Có con trai sắp bước vào lớp 1, chị Lê Bích Thủy (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tâm sự: "Cho cậu út đi luyện chữ đẹp được 3 buổi, thấy con kêu mệt, tôi đành cho nghỉ dù đã đóng học phí cả tháng. Con đi học ngày vất vả, tối tiếp tục đi rèn chữ thì sức đâu chịu nổi".


"Trẻ con thông minh chỉ cần uốn nắn một thời gian ngắn là viết tốt, nhưng có cháu chậm chạp hơn, cho đi học trước mới đáp ứng yêu cầu của giáo viên và áp lực học hành. Bé Thanh Thảo, ngoài việc đi học cả ngày từ thứ hai đến thứ sáu, tối nào cũng luyện chữ đẹp", chị Thủy nói thêm.Vốn thích chữ đẹp nên chị Nguyễn Thanh Thủy (34 tuổi, phố Vọng Hà) cho hay, thấy tự hào khi nhìn nét chữ tròn trịa chắc chắn của con. Tuy nhiên, để con "theo kịp bạn bè" như hiện nay, chị phải cho rèn chữ hai tháng trước khi vào lớp 1.

Trao đổi với VnExpress, nhiều giáo viên tiểu học ở Hà Nội đề nghị bỏ thi chữ đẹp bởi việc ôn luyện gây vất vả và áp lực cho cả giáo viên và học sinh. Giáo viên đứng lớp mà tỷ lệ vở sạch chữ đẹp không đạt yêu cầu sẽ mất lao động tiên tiến, học sinh không viết đẹp thì mất danh hiệu, bên cạnh đó còn phải ra sức rèn luyện chữ đẹp để đi thi.

Việc tuyển chọn học sinh đi thi viết chữ đẹp cũng rất gắt gao qua các cuộc thi trong phạm vi lớp, rồi khối, trường, quận... Sau khi chọn được học sinh, thầy cô phải tổ chức ôn luyện. Áp lực giành giải khiến cả cô và trò đều gồng mình cố gắng. Quá trình chấm thi chữ đẹp cũng yêu cầu cao, từ cách đặt bút viết con chữ, điểm dừng bút, uốn lượn, nét thanh, nét đậm, khoảng cách từ chữ này sang chữ kia...

Dưới đây là chuẩn cỡ chữ Bộ GD&ĐT quy định.
Theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, mẫu chữ viết tại các trường học phải đảm bảo được tính khoa học, hệ thống và thẩm mỹ. Các quy tắc viết chữ đúng là chữ cái viết thường: b, g, h, k, l, y đạt chiều cao 2,5 đơn vị. Các chữ: o, ô, ơ, a, ă, â, e, ê, i, u, ư, c, n, m, v, x được viết với chiều cao 1 đơn vị.

Chữ viết ngoài việc phù hợp đặc điểm tâm sinh lý học sinh phải có nét đẹp của chữ viết truyền thống, thuận lợi khi sử dụng, viết nhanh, viết liền nét đều được.

Những nơi có điều kiện thuận lợi, giáo viên có thể dạy hoặc giới thiệu thêm cách viết chữ viết thường, chữ viết hoa theo kiểu chữ viết nghiêng, nét thanh nét đậm.


Theo vnexpress.net

 
Scroll to top