a. Khảo sát thống kê lỗi sai
* Một số lỗi sai học sinh thường mắc khi viết.
+ Thiếu nét
+ Thừa nét
+ Sai nét
+ Khoảng cách
+ Sai dấu
+ Sai mẫu chữ
+ Sai cỡ chữ
+ Sai chính tả
+ Sai trình bày
+ Sai tốc độ
b. Phân tích nguyên nhân và cách khắc phục
+ Thiếu nét: Do thói quen của học sinh chưa viết hết nét chữ đã dừng lại, cần nhắc thường xuyên để tạo thói quen viết hết nét và dừng bút đúng điểm, đúng quy định. Cho học sinh thêm nét cho đủ nét ở ngay những chữ học sinh vừa viết thiếu nét, đồng thời xem lại những bài viết trước chữ nào thiếu nét thì thêm vào cho đủ.
+ Thừa nét: Lỗi này do học sinh viết sai quy trình, điểm đặt bút ban đầu, nét đầu học sinh viết không đúng, dừng vượt quá điểm quy định. Cách khắc phục là giáo viên phải hướng dẫn lại quy trình viết chữ cái đó.
+ Sai nét: Lỗi này thường là do học sinh cầm bút sai quy định, các ngón tay quá sát xuống ngòi bút, khi viết biên độ giao động của ngòi bút ngắn, đầu ngòi bút di chuyển không linh hoạt làm cho nét chữ bị cong vẹo gây sai nét. Cách khắc phục là nhắc học sinh cầm bút cao tay lên (từ đầu ngòi bút đến chỗ tay cầm khoảng 2,5 cm) Khi viết 3 ngón tay cử động co duỗi linh hoạt phối hợp với cử động của cổ tay, cánh tay.
+ Khoảng cách: Lỗi này thường mắc với những học sinh viết hay nhấc bút, không viết liền mạch, đưa tay không đều. Cần giúp học sinh kĩ thuật viết liền mạch, đưa đều tay. Quy định về khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là 2/3 đơn vị chữ (1 con chữ o) khoảng cách giữa hai chữ trong một từ là một đơn vị chữ (1 ô vuông đơn vị). Viết xong chữ mới đánh dấu chữ và dấu ghi thanh.
gia sư luyện chữ đẹp cho học sinh
VD: viết chữ: trắng - Hướng dẫn viết: t-r-a-n-g – trang (liền mạch) xong mới đánh dấu t, ă, và dấu ’ (sắc) – trắng.
+ Dấu chữ, dấu thanh: Học sinh thường mắc lỗi đánh dấu quá to, quá cao không đúng vị trí. Lỗi này thường do các em không cẩn thận mặt khác còn do giáo viên không hướng dẫn và nhắc nhở các em thường xuyên. Để khắc phục lỗi này cần quy định lại cách đánh dấu chữ và dấu thanh nhỏ bằng 1/2 đơn vị chữ. Dấu thanh đánh vào âm chính của vần và không vượt quá đơn vị thứ hai. Nếu chữ có dấu mũ thì các dấu thanh nằm bên phải dấu mũ. Đánh dấu nhỏ thì những nét chính của chữ sẽ nổi rõ dấu nhỏ còn giúp trang vở không bị rối bài viết sẽ thoáng hơn.
c. Các bài tập giúp học sinh luyện chữ đẹp
Mỗi giáo viên khi thực sự quan tâm đến chữ viết của học sinh đều có thể sáng tạo ra các bài tập cho học sinh rèn chữ viết. Sau đây là một số dạng các bài tập cho học sinh rèn chữ.
Bài tập nét
Khi viết chữ có nhiều nét được sử dụng nhưng không nhất thiết là phải tập tất cả các nét. Ta chỉ cần chú ý cho học sinh tập các nét cơ bản, những nét cơ bản này quyết định độ đẹp của chữ. Trước khi tập bất kì bài viết nào, giáo viên cũng cần phải nhắc nhở các em cầm bút và để vở cho đúng với quy định của Bộ GD - ĐT.
+ Nét sổ thẳng, nét xiên.
+ Nét móc:
+ Nét cong:
Bài tập viết đúng quy trình
Dạng bài tập này chỉ áp dụng với những chữ học sinh thường viết sai quy trình có 3 chữ cần chú ý. n, a, h và các chữ có nét móc. Khi viết chú ý điểm đặt bút, điểm kết thúc dừng bút đều đặt ở điểm 1/2 đơn vị chữ (giữa li) khi viết đường uốn cong cần chú ý viết chậm để uốn cho tròn. o, a, chữ có nét cong, điểm đặt bút ở điểm 1 đơn vị chữ (trên li thư nhất). Tất cả các chữ phát triển từ chữ o thì khi viết phải viết thành chữ o trước rồi mới viết tiếp các nét khác. Đây là nhóm chữ khó viết nên cần viết chậm, không nên vội vàng kể cả khi có kĩ năng viết. Chữ l, b điểm đặt bút và kết thúc như trên (1/2 đơn vị chữ)
gia sư luyện chữ đẹp cho học sinh
Chú ý: Thân của nét khuyết phải thật thẳng đường bút đưa lên cắt đường bút xuống ở đường li ngang 1 đơn vị. Tuy nhiên, khi dạy học sinh lớp 1 cần chú ý quy trình viết tất cả các chữ cái.
Bài tập viết liền mạch
Khi viết các con chữ trong một chữ cần chú ý viết liền mạch, nghĩa là hạn chế nhấc bút khi viết. Hầu như trong một chữ ta sử dụng kĩ thuật lia bút, rê bút để nối các nét chữ trong một chữ cho liền mạch. Ngoài ra khi viết ta sử dụng kĩ thuật kéo dài nét và thêm nét phụ cũng góp phần không nhỏ cho việc viết liền mạch. Khi nối liền các con chữ trong một chữ xuất hiện hai trường hợp, nét nối thuận lợi và nét nối không thuận lợi.
+ Nét nối thuận lợi: Là những nét nối giữa hai chữ có cùng điểm dừng bút và điểm đặt bút
VD: yêu em
+ Nét nối không thuận lợi: (từ nét móc sang nét cong)
VD: Chăm học: Từ nét móc của chữ h sang chữ o, a ta cần chú ý khi hướng dẫn là: Cần kéo dài nét móc của chữ h đến điểm đầu của chữ o trên li ngang thứ nhất. h - ho - học (lúc này điểm đặt bút viết chữ o là ở trên li ngang thứ nhất). Nết nối không thuận lợi, không kéo dài nét móc được ta phải sử dụng nét phụ để tạo sự liền mạch.
VD: Sang sông. Từ chữ s nối sang chữ a, o ta cần chú ý rằng:
Thêm nét phụ ở cạnh chữ s có thể nối sang a, o... Nét phụ hay được sử dụng khi nối từ chữ hoa có điểm dừng bút ở các điểm nối không thuận lợi
VD: Sầm Sơn
gia sư luyện chữ đẹp cho học sinh
Ngoài ra cách đánh dấu cũng ảnh hưởng đến độ đẹp của bài viết, viết lướt bút, nhấn bút sẽ thể hiện rõ thanh đậm và tạo ra đặc tính riêng biệt của người viết. Để rèn chữ viết đẹp cho học sinh trong thời gian ngắn nhất mà đạt hiệu quả cao nhất. Ta cần chú ý rằng những chỗ nào (nét chữ kĩ thuật) học sinh đã đạt rồi thì không phải rèn nữa chỉ bồi dưỡng cho người viết những điểm yếu và thiếu khi thực hành viết văn bản.
Các bước chuẩn của gia sư luyện chữ đẹp cho học sinh
11:15:00